Sức hút của chương trình đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ

Trâm Lê
Trâm Lê

Founder and CEO Residence & Visa Services

Kể từ năm 2017 đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã chào đón khoảng 35.000 nhà đầu tư nước ngoài và gia đình trở thành công dân thông qua chương trình quốc tịch. Với sức hút mạnh mẽ, chương trình quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục thành công và dự kiến sẽ sớm điều chỉnh tăng giá trị đầu tư bất động sản từ 250.000 USD lên 500.000 USD hoặc cao hơn.

Chương trình đầu tư quốc tịch của Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá thành công và đang có sức hút mạnh mẽ trên thế giới.

 

 

Chương trình đầu tư quốc tịch đã cấp 35.000 hộ chiếu

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu cấp quốc tịch theo hình thức đầu tư vào năm 2017. Theo đó, người nước ngoài đầu tư từ 1 triệu USD vào nền kinh tế của đất nước được cấp hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm đầu tiên đã có 70 nhà đầu tư đến từ các quốc gia Iran, Yemen, Iraq, Palestine và Trung Quốc đăng ký tham gia chương trình.

Số lượng nhà đầu tư tăng lên đáng kể khi chính phủ giảm mức đầu tư tối thiểu của chương trình xuống còn 250.000 USD. Từ tháng 9/2018 đến 12/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã cấp quốc tịch cho 7.242 nhà đầu tư đến từ 93 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, tính tổng cộng từ năm 2017 đến 2020, quốc gia này đã cấp 35.000 hộ chiếu cho nhà đầu tư và các thành viên gia đình của họ (tương đương 7.312 suất đầu tư).

Nhu cầu về chương trình quốc tịch của Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng hàng năm, ngay cả khi khủng hoảng và đại dịch Covid-19. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 3 đến tháng 5/2020, có đến 4.000 nhà đầu tư đã nộp đơn xin nhập quốc tịch.

Hiện đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ đang được đánh giá là chương trình thành công vượt trội khi so với các chương trình CBI (Citizenship by Investment) khác.

 

Hình thức đầu tư bất động sản được lựa chọn nhiều nhất

Có 6 phương án để đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm:

 

  • Mua bất động sản giá trị từ 250.000 USD.
  • Mở một khoản tiền gửi tại ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ có giá trị từ 500.000 USD.
  • Mua chứng khoán giá trị từ 500.000 USD.
  • Mua trái phiếu chính phủ giá trị từ 500.000 USD..
  • Mở một doanh nghiệp với số vốn 500.000 USD hoặc tạo ra 50 việc làm cho người dân.
  • Mua cổ phiếu của quỹ đầu tư giá trị từ 500.000 USD.

 

Các khoản đầu tư theo chương trình quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ có thể hoàn trả và an toàn, minh bạch. Sau ba năm, nhà đầu tư được quyền bán chứng khoán hoặc bất động sản đã mua hoặc đóng khoản tiền ký quỹ mà không ảnh hưởng đến quyền lợi quốc tịch.

Trong 6 hình thức đầu tư nói trên, lựa chọn phổ biến nhất là mua bất động sản. Đây là hình thức yêu cầu giá trị thấp nhất trong 6 phương án lại có cơ hội mang đến lợi nhuận cao cho nhà đầu tư bên cạnh mục đích chính là sở hữu hộ chiếu. Các tùy chọn đầu tư bất động sản đa dạng và mang tính thanh khoản cao.

Giá bất động sản Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng trung bình 5 – 20% mỗi năm, tùy thuộc vào khu vực. Kể từ khi xảy ra đại dịch coronavirus, giá bất động sản đã tăng 15 – 30%, theo Phòng Môi giới (Chamber of Realtors).

Căn hộ 3 phòng ngủ dạng biệt thự tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: immigrantinvest

 

Một số ví dụ về đầu tư bất động sản theo chương trình quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ

Các căn hộ một phòng ngủ ở Provincetown có giá dao động từ 30.000 đến 50.000 USD, với giá cho các biệt thự nhiều phòng ngủ bắt đầu từ 100.000 USD.

Để đáp ứng điều kiện đầu tư bất động sản theo chương trình quốc tịch, nhà đầu tư có thể mua với giá 250.000 USD và có các lựa chọn:

  • Một số căn hộ tầm giá thấp ở Kemer.
  • Căn hộ 2 phòng ngủ ở Istanbul có diện tích 80 m².
  • Căn hộ 3 phòng ngủ ở Antalya có diện tích 170 m².
  • Một biệt thự bên biển ở Alanya rộng 200 m².

 

Biệt thự có hồ bơi riêng ở Belek, cách Biển Địa Trung Hải 2 km có giá trị từ 350.000 USD hiện đang mang về thu nhập cho thuê lên đến 6% mỗi năm.

Biệt thự với ba phòng ngủ ở Belek gần bãi biển có giá trị từ 400.000 USD hiện đang mang về thu nhập cho thuê lên đến 7% mỗi năm.

 

Công dân Thổ Nhĩ Kỳ dễ dàng sở hữu visa E-2 đến Mỹ

Từ ngày 18/5/1990, Thổ Nhĩ Kỳ được công nhận là quốc gia có hiệp ước Thương mại Hàng hải Song phương với Mỹ (Treaty Country). Theo đó, công dân Thổ Nhĩ Kỳ được tạo điều kiện phát triển kinh doanh tại Mỹ bằng visa E-2.

Điều kiện yêu cầu visa E-2 đơn giản hơn so với visa doanh nhân khác như L-1 hay diện tạo việc làm EB-5, EB-1C. Nhà đầu tư chỉ cần thành lập hoặc mua lại doanh nghiệp tại Mỹ với số vốn đầu tư đáng kể (mức khuyến nghị từ 150.000 USD) và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả là có thể được cấp visa E-2. Tỷ lệ phê duyệt visa E-2 luôn duy trì ổn định ở mức trên 86% trong nhiều năm qua.

Tuy không phải là thị thực định cư nhưng visa E-2 không giới hạn số lần gia hạn và có nhiều quyền lợi cho nhà đầu tư cùng gia đình. Trong khi con cái được thụ hưởng nền giáo dục của Mỹ thì vợ/chồng của nhà đầu tư E-2 được xin giấy phép lao động EAD và tự do làm việc. Do những quyền lợi trên, visa E-2 là con đường để nhà đầu tư cùng gia đình sang Mỹ kinh doanh, làm việc, sinh sống và tìm kiếm cơ hội chuyển đổi sang thẻ xanh thường trú.

Số liệu thống kê của Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ USCIS qua các năm cho thấy, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia xếp thứ 11 trong Top 15 nước có công dân sở hữu visa E-2 nhiều nhất nước Mỹ. Năm tài chính Mỹ 2020, USCIS đã cấp 186 visa E-2 cho nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp tình hình covid đang diễn ra trên toàn thế giới.

Nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia không có hiệp ước Treaty Country với Mỹ (như Việt Nam) lựa chọn đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ để đủ điều kiện đăng ký visa E-2. Song song đó, sở hữu hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ, nhà đầu tư được miễn visa đến 111 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, được sinh sống tại quốc gia có nền văn hóa đặc sắc tại cửa ngõ giao thương châu Âu và châu Á.

Top 15 quốc gia có nhà đầu tư sở hữu visa E-2 Mỹ nhiều nhất năm 2020. Nguồn: Visa Franchise

 

 

Chương trình quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng giá đầu tư?

Theo thông tin từ giới chuyên gia, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang có ý định tăng số tiền đầu tư chương trình Quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới. Đối với mua bất động sản, số tiền đầu tư sẽ tăng từ 250.000 lên 500.000 USD. Đối với phương án tiền gửi ngân hàng, số tiền đầu tư có thể tăng từ 500.000 USD đến 1.000.000 USD.

Lý giải nguyên nhân từ các chuyên gia của kênh STRAIGHT TALK Istanbul về việc tăng giá trị đầu tư quốc tịch là do tổng thống của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ đang chịu áp lực của dư luận về chương trình và ông cần giành số phiếu ủng hộ cho cuộc bầu cử năm 2022. Một bộ phận người dân Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, chương trình quốc tịch hiện tại có chi phí thấp và gần như là “miễn phí”. Bởi vì ngoài việc duy trì khoản đầu tư trong thời gian yêu cầu mà nhà đầu tư dễ dàng được hoàn vốn, hầu như chương trình đang không yêu cầu thêm các loại phí khác như : phí chính phủ (phí chính phủ chương trình quốc tịch Grenada là 50.000 USD), phí hành chính, phí quyên góp cho tổ chức phi lợi nhuận (NGOs)…

Tuy chưa có công bố chính thức về việc tăng chi phí đầu tư quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ nhưng giả thiết trên có khả năng trở thành hiện thực. Vì thế, ngay từ bây giờ, nhà đầu tư nếu có ý định sở hữu quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và sang Mỹ bằng visa E-2 có thể cân nhắc để ra quyết định sớm. Thị trường bất động sản tại Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng trưởng tốt nên đây sẽ là kênh đầu tư hiệu quả bên cạnh lợi ích quốc tịch.

Giá trị bất động sản Thổ Nhĩ Kỳ đã bán cho nhà đầu tư nước ngoài qua các năm. Nguồn: STRAIGHT TALK Youtube Channel.

 

Công ty Dịch vụ Định cư RVS là đối tác tại Việt Nam của các dự án bất động sản đầu tư định cư tại Thổ Nhĩ Kỳ, Grenada, Hy Lạp, Malta… Chúng tôi đang giới thiệu nhiều dự án đã được chính phủ các nước phê duyệt về pháp lý đủ điều kiện theo diện đầu tư định cư. RVS cũng phối hợp chặt chẽ với luật sư di trú các nước mang đến cho Quý nhà đầu tư sự an toàn, thành công và cơ hội phát triển khi đầu tư bất động sản các nước.

RVS đồng hành cùng Quý nhà đầu tư trong suốt quá trình sở hữu thường trú, quốc tịch thứ hai để định cư các nước trên thế giới. Mời Quý nhà đầu tư liên hệ ngay RVS qua hotline 094.117.6006 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĐỊNH CƯ RVS

  • Tầng 23, E.Town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4, TP.HCM, Việt Nam.
  • Hotline: 094.117.6006
  • Website: rvs.vn
  • Email: info@rvs.vn

 

Facebook
Twitter
LinkedIn